Loading...

Tin Tức Kiến Thức

Dinh dưỡng trong nấm đông cô khô, cách bảo quản và sơ chế

Dinh dưỡng trong nấm đông cô khô, cách bảo quản và sơ chế

Nấm đông cô (nấm hương) là loại nấm khô được dùng phổ biến nhất trên thế giới bởi nấm để được lâu mà không mất chất dinh dưỡng, có thể kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau, là nguyên liệu dự trữ không thể thiếu trong bếp của các bà nội trợ.

Nguồn gốc của nấm đông cô khô

Nấm đông cô có nguồn gốc từ khu vực Đông Á. Đây là khu vực trồng và tiêu thụ nhiều nấm đông cô nhất trên thế giới. Khoảng 83% sản lượng nấm hương được trồng ở Nhật Bản. Các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Singapore, Hàn Quốc, Việt Nam cũng trồng nấm hương. Trong tiếng Anh, nấm hương được gọi theo tên tiếng Nhật là shiitake hoặc Chinese black mushroom (nấm đen Trung Quốc).

Nấm đông cô khô thường có hai loại: nấm phơi khô tự nhiên và nấm phơi khô bằng máy. Nấm phơi khô tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời giàu vitamin D, trong khi nấm phơi khô bằng công nghệ có thể kiểm soát tối đa chất lượng nấm, giúp có thành phẩm đẹp mắt và giữ được lâu hơn.

Hương vị của nấm đông cô khô

Nấm đông cô khô có mùi thơm đặc biệt, hương vị này không thể ngửi thấy được ở nấm đông cô tươi. Sở dĩ, nấm khô có mùi thơm hơn nấm tươi do quá trình phơi khô giúp nấm hình thành nên chất lenthionine và một số chất có gốc sunfua. Hàm lượng lenthionine gia tăng khi ngâm nấm khô trong nước và trong quá trình chế biến, giúp nấm đông cô khô có hương vị đậm đà, thơm phức.

Dinh dưỡng trong nấm đông cô khô

Trong nấm đông cô chứa nhiều đạm, giàu vitamin và khoáng chất, là thực phẩm bổ dưỡng cho người thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Trong nấm đông cô còn chứa tới 30 loại enzyme và các axit amin tối cần thiết cho cơ thể (tức các axit amin cơ thể không tự tổng hợp được, phải nạp từ bên ngoài vào qua đường ăn uống).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, so với nấm đông cô tươi, nấm đông cô khô vẫn giữ được các thành phần chính như protein, khoáng chất, chỉ giảm chút ít hàm lượng vitamin C. Tuy nhiên, vitamin D có trong nấm đông cô khô lại nhiều hơn trong nấm tươi bởi quá trình phơi khô (đặc biệt là phơi dưới ánh nắng mặt trời) giúp ergosterol có trong nấm đông cô tươi chuyển hóa thành vitamin D. Ergosterol là tiền thân của vitamin D. Vitamin D thúc đẩy trao đổi chất sinh lý, giúp cơ thể hấp thu canxi, duy trì sức khỏe của xương và răng.

Nhìn chung, hàm lượng dinh dưỡng của nấm đông cô khô và nấm đông cô tươi không có nhiều sự khác biệt. Bạn có thể chọn nấm khô hoặc nấm tươi để chế biến, miễn hợp khẩu vị và tiện lợi cho việc bảo quản.

Sơ chế nấm đông cô khô như thế nào?

Nấm đông cô khô cần được ngâm nước trước khi chế biến. Thời gian ngâm phụ thuộc vào kích thước và độ dày của mũ nấm. Hầu hết nấm sẽ nở hết và sẵn sàng để nấu sau khi ngâm nước 20-30 phút. Sau khi ngâm nấm, có thể rửa lại nấm dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn hoặc sạn.

Nước ngâm nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, có vị ngọt, hãy giữ lại để sử dụng, có thể dùng thay mì chính làm chất điều vị. Bởi trong quá trình ngâm, một số chất dinh dưỡng có tính hòa tan trong nước như vitamin B, lentinan sẽ  thoát ra khỏi nấm ngấm vào nước. Nên dùng khay lọc để loại bỏ các hạt vật chất, bụi bẩn trong nước ngâm nấm.

Không nên dùng nước nóng ngâm nấm khô

Một số bà nội trợ thường ngâm nấm đông cô khô bằng nước nóng bởi nấm nhanh nở hơn. Một số khác lại ngâm nấm với nước lạnh vì không có sẵn nước nóng. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm khoa học vì sẽ làm giảm hương vị và giảm chất dinh dưỡng của nấm.

Khi ngâm nấm đông khô bằng nước sôi, vì nhanh nở, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần nên nấm sẽ không nở được tối đa, nấm dễ bị nhũn do ảnh hưởng của nước quá nóng.

Khi ngâm nấm bằng nước lạnh, nấm sẽ lâu nở và không dậy mùi thơm. Bởi trong nấm đông cô khô có chứa đường hạch và axit hạch, hai chất này khó phân giải trong nước lạnh.

Cách ngâm nấm đông cô khô tốt nhất là dùng nước ấm khoảng 70 độ. Ở nhiệt độ này, đường hạch và axit hạch trong nấm sẽ được phát tán, tạo ra mùi thơm đặc trưng của nấm. Nước ấm cũng giúp nấm nở nhanh nhưng không bị nhũn như nước nóng.

Cách chế biến nấm đông cô khô

Sau khi ngâm nước, nấm đông cô khô đã sẵn sàng để chế biến. Nấm có thể sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như món hầm, món canh, món xào, món lẩu. Nấm cũng có thể nghiền thành bột để dùng thay thế mì chính vì nấm có vị ngọt tự nhiên.

Ưu điểm của nấm đông cô khô so với nấm tươi

Thời hạn bảo quản nấm lâu hơn

Tiện lợi trong di chuyển, có thể mang theo đến bất cứ đâu mà không sợ bị hỏng

Có thể làm quà tặng, đồ biếu

Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau và bảo quản được lâu như xay nhuyễn làm bột nấm, xé ra làm ruốc nấm hay chế biến làm bột nêm.

Mua nấm đông cô khô ở đâu chất lượng?

Nấm đông cô khô là loại nấm khô phổ biến nhất ở Việt Nam, là nguyên liệu dự trữ của các bà nội trợ. Nấm đông cô khô được bày bán ở nhiều nơi, từ siêu thị đến các chợ dân sinh. Tuy nhiên, không phải loại nấm khô nào cũng thơm ngon và giàu dinh dưỡng bởi chất lượng của nấm đông cô khô phụ thuộc vào quy trình nuôi trồng, thu hoạch, làm khô và đóng gói nấm.

Để mua được nấm đông cô khô sạch, an toàn, nên chọn mua nấm ở các cơ sở sản xuất và phân phối nấm có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Rica là một lựa chọn tin cậy của các bà nội chợ. Với hệ thống nhà xưởng trồng nấm, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và vận chuyển nấm theo quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt, các sản phẩm nấm của Rica đảm bảo tiêu chuẩn ngon, sạch, bổ dưỡng. Bạn có thể mua nấm của Rica qua website, facebook hoặc đặt hàng online trên các trang thương mại điện tử Tiki, Lazada.

 
  • Chia sẻ qua viber bài: Dinh dưỡng trong nấm đông cô khô, cách bảo quản và sơ chế

Tin tức Liên quan

Danh mục Tin tức

Loading...

Tin tức Hot

Các món ngon giàu dinh dưỡng cho bé từ nấm

Nấm hấp trứng, chả nấm, nấm xào thịt gà, ruốc nấm, súp gà ngô nấm là những món ngon giàu dinh dưỡng hợp với khẩu vị của trẻ em, kích thích bé ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn.